Vịt CV Super M là giống vịt chuyên thịt cao sản, thích hợp với phương thức nuôi chăn thả tập trung thâm canh (nuôi công nghiệp). Tuy nhiên khi nhập vào nước ta vịt CV Super M đã được sử dung để chăn nuôi theo phương thức chăn thả. Trong điều kiện chăn nuôi theo phương thức này lúc 75-80 ngày tuổi, vịt CV Super M cũng đạt được 2,8-3,0kg.
Vịt siêu thịt lần đầu tiên được nhập vào nước ta từ Anh Quốc qua dự án VIE/86 – 007 do Liên Hiệp Quốc tài trợ. Đợt nhập đầu tiên vịt bố mẹ thuần chủng vào thánh 11-89, sau đó nhập tiếp hai đợt giống ông bà thuần chủng vào tháng 9-1990 và tháng 8-1991.
Kết quả chăn nuôi từ năm 1990 đến nay, cho thấy giống vịt này thích nghi, phát triển tốt ở nước ta và có ưu thế hơn hẳn về sản lượng thịt so với các giống vịt địa phương.
Vịt nuôi lấy thịt ở phương thức thâm canh (nuôi nhốt tại chổ và thức ăn hỗn hợp) đạt trọng lượng 3,2 – 3,3kg lúc 8 tuần tuổi với tỷ lệ nuôi sống 93-98%, chi phí từ 2,9-3kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Ở phương thức nuôi chạy đồng theo phương thức nuôi cổ truyền của bà con nông dân, vịt siêu thịt đạt trọng lượng 2,9-3,1kg lúc 2 tháng 15 ngày với tỷ lệ sống 90-92% (một số giống vịt củ như vịt Anh Đào Bắc Kinh nuôi 80 – 90 ngày chỉ đạt 1,8 – 2kg /con). Vịt siêu thịt rất ham kiếm mồi, tìm mồi kỹ và chạy đồng rất tốt.
Vịt siêu thịt nuôi giống có ưu thế hơn hẳn so với vịt địa phương với năng suất trứng 190 – 210/mái/năm (trong đó vịt bầu có năng suất trứng 180 – 200 hột/mái/năm, vịt Anh Đào là 110 – 150 hột/mái/năm). Vịt siêu thịt 6 tháng tuổi bắt đầu rớt hột, khối lượng trứng lớn :80 – 85g/hột, tỷ lệ trứng có phôi là 90 – 95% và tỷ lệ ấp nở trứng có phôi là 78 – 85%.
Từ 1-21 ngày tuổi (từ 18-25 ngày tuỳ điều kiện và từng nơi). Giai doạn này vịt được nuôi trong chuồng là chính. Từ ngày thứ 7-8 bắt đầu tập cho vịt quen dần với nước, cho vịt bơi. Thời gian tập bơi này tăng dần theo ngày tuổi để khi kết thúc giai đoạn gột, vịt có thể "chạy đồng"được.
Thức ăn cho vịt trong giai đoạn này thường là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với thức ăn bổ sung protein (mồi) để đảm bảo hàm lượng protein 19-20%. Ở các tỉnh phía Nam, những người chăn nuôi vịt thường sử dụng quy trình như sau:
- 2 ngày đầu: Cho vịt ăn cơm hoặc bún, cho nước uống sạch đầy đủ, vịt được nhốt trong chuồng ấm, nhiệt độ 30-32°C.
- Từ 3-10 ngày tuổi: Cho vịt ăn cơm hoặc gạo ngâm trộn sẳn với mồi theo công thức: _30kg gạo, -15-16 ruốc cá khô (hoặc 60-70kg tép, đầu tôm). Lượng thức ăn này dùng cho 100 con vịt trong 7 ngày, mỗi ngày cho vịt ăn từ 5-6 bữa.
Tập cho vịt ăn thêm rau xanh và làm quen với nước. Thời gian đầu cho vịt làm quen với nước tăng dần từ 5-30 phút trong ngày. Đến ngày thứ 10 cho vịt xuống nước tự do.
- Từ 11-10 ngày tuổi: Cho vịt ăn gạo ngâm trộn sẳn muối (như trên) đến hết ngày 15. Từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 20: Thay dần gạo bằng lúa buộc. Công thức lúa trộn mồi như sau:
- 60 kg lúa
- 28-30 kg bột cá (hoặc 110-120 kg cua ốc, tép tươi...)
(Lượng thức ăn này cho 100 con vịt ăm trong 10 ngày). Mỗi ngày cho vịt ăn từ 3-4 bữa.
Giai đoạn chạy đồng (từ 21 ngày tuổi đến lúc giết thịt). Chăn thả vịt trên đồng. Nếu vịt đói cho ăn thêm lúa + mồi tươi (theo tỷ lệ: 3lúa + 2 mồi tươi). Thời kỳ này kéo dài từ 21-75 hoặc 80 ngày tuổi. Vịt được vỗ béo 7-10 ngày trước khi xuất bán.
Đối với giai đoạn này việc chăm sóc vịt hết sức đơn giản. Có thể chăn thả vịt trên đồng suốt ngày đêm. Ban đêm dùng quây, quây vịt lại một nơi khô sạch nào đó, sáng hôm sau lại thả vịt tiếp.
Về mùa hè cho vịt đi chăn sớm, trưa nắng cho vịt về nghỉ ngơi bóng mát hoặc ao hồ nước sâu - Chiều cho đi chăn thả tiếp. Về mùa đông, trời mát mẻ, không cần cho vịt về nghỉ mà có thể thả trên đồng suốt ngày.
Tuỳ điều kiện đồng bãi mà kết quả thu được cũng khác nhau. Thông thường chăn thả theo phương pháp này vịt CV Super Msau 76 ngày có thể xuất chuồng với trọng lượng hơn hẳn các giống vịt khác cùng lứa tuổi.
Thức ăn tiêu tốn cho 1kg thịt hơi từ 1,6-2,0kg.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét